Tư vấn hỗ trợ 24/7
  • Giảm đến 50.000.000đ khi mua xe nâng mới. Áp dụng đến hết tháng 12/2023.
  • Giảm đến 50.000.000đ khi mua xe nâng mới. Áp dụng đến hết tháng 12/2023.
  • Login or Register
Tư vấn hỗ trợ 24/7
lốp xe nâng

Hướng dẫn cách bảo dưỡng lốp xe nâng 

Lốp xe nâng là bộ phận quan trọng của xe nâng hàng, thuộc bộ phận di chuyển, có nhiệm vụ đỡ toàn bộ tải trọng của xe và giúp xe hoạt động, di chuyển trên toàn bộ các địa hình khác nhau. Lốp xe nâng là phụ tùng hao mòn, vì thế cần được thường xuyên kiểm tra và thay thế khi lốp đã mòn quá vạch quy định. Dưới đây là cách bảo quản lốp xe nâng hàng đúng cách. 

Phân loại lốp xe nâng theo cấu tạo 

Thông thường, lốp xe nâng được chia làm hai loại chính: lốp hơi và lốp đặc, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn lốp phù hợp.

Lốp xe nâng hơi 

Lốp xe nâng hơi gồm có 3 bộ phận, 1 lốp + 1 xăm + 1 yếm và là 100% cao su, thường có màu đen. 

Ưu điểm: Êm ái trong quá trình vận hành, không gây đau cột sống, tối ưu hóa tốc độ vận chuyển (Phù hợp cho xe nâng làm việc trên địa hình đất đá, độ cao không ổn định, đi lại nhiều nơi). 

Nhược điểm: Tuổi thọ kém, dễ thủng (Tốn thời gian và chi phí may vá), khả năng chịu tải khá kém, có thể nổ lốp khi đang làm việc. 

lốp xe nâng

Lốp xe nâng đặc (lốp cao su)

Có cấu tạo tương tự như lốp xe nâng đặc. 

Ưu điểm: tuổi thọ cao, lên đến 1000 giờ, sử dụng được trong điều kiện khắc nghiệt, nhiều kim loại, gạch vỡ, dăm gỗ,.. khả năng chịu được lực quá tải tốt. 

Nhược điểm: Không được êm ái như lốp hơi, dầm sốc khi đi đường gồ ghề, tốc độ di chuyển không nhanh bằng lốp hơi. 

Lốp xe nâng đặc  (Bánh đặc nhựa PU)

Được làm từ nhựa đặc đúc tuổi thọ cao, không tạo vệt khi di chuyển 

Ưu điểm: Tuổi thọ cao, sạch không vết trầy nền sàn Epoxy, phù hợp làm việc trong các khu thực phẩm, dược phẩm, các nhà kho yêu cầu sạch sẽ, sử dụng xe nâng điện. 

Nhược điểm: Đường kính bánh xe nhỏ nên rất kén nền di chuyển 

Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ lốp xe 

Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các chân bánh trước, nếu không sẽ làm mòn lệch tâm và làm hỏng lốp sớm. 

Không sử dụng vành bị ăn mòn hoặc biến dạng có kích thước không đáp ứng yêu cầu, nếu không xe sẽ bị mài mòn. 

Sử dụng trọng tải không đúng vận hành 

  • Phải tuân theo tải trọng theo đúng tiêu chuẩn quốc gia, nghiêm cấm chở quá tải
  • Hàng hóa chất lên xe cần được phân bố đều tránh trường hợp lốp bị mòn không đều
  • Hàng hóa quá tải dễ gây mòn lốp, hở vai, tách lốp,..
  • Lốp xe cao cấp, chịu tải nặng không thích hợp để chạy quá tốc độ

Kiểm soát tốc độ khi vận hành 

Mỗi loại lốp sẽ có tốc độ vận hành khác nhau, chạy quá tốc độ sẽ gây hư hỏng lốp. 

Khi làm việc, đường không tốt, không nên chạy xe quá nhanh, giảm phanh và cua gấp dễ gây mòn lốp, tránh để lốp va chạm với các vật cứng khác

lốp xe nâng

Hướng dẫn bảo dưỡng lốp xe nâng hàng 

Mùa hè nhiệt độ cao, áp suất trong các lốp xe sẽ tăng cao, để đảm bảo xe hoạt động bình thường cần bảo dưỡng xe nâng tốt hơn. 

Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên 

Vào mùa nắng nóng, áp suất lốp tiếp xúc với nền nóng, có thể dễ gây hư hỏng. Không nên để áp suất quá cao khi lái xe trong điều kiện nhiệt độ cao, nên đến cửa hàng để kiểm tra khi cần thiết. 

Chọn nơi râm mát để đậu 

Nếu thấy nhiệt độ cao và áp suất lốp cao, không nên xì hơi hoặc dội nước lạnh, nên chọn nơi râm mát để đậu nhiệt độ và áp suất sẽ hạ xuống 1 cách tự nhiên. 

lốp xe nâng

Không tăng tốc hoặc phanh gấp 

Không thường xuyên thực hiện các động tác lái xe bất thường như tăng tốc phanh, đánh lái gấp khi đang chạy, làm lốp dễ bị biến dạng, gây nổ lốp. 

Tóm lại, dù là lốp đặc hay lốp hơi dành cho xe nâng đều bị hỏng và cần được thay thế. Các nhà sản xuất đều có vạch để giới hạn thay lốp. Trong quá trình hoạt động, nếu thấy lốp có biểu hiện cần thay thế hoặc bảo dưỡng hãy làm ngay, vì cố gắng có thể gây mất an toàn lao động. 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp lốp xe nâng chính hãng, các dịch vụ bảo hành, bảo trì thay thế phụ tùng. 

 

Tóm Tắt